Trên thực tế thì phương châm sống hay là cá tính độc đáo của mỗi người quyết định sự thành bại của họ. thành công không phải là lẽ đương nhiên mà thất bại mới là lẽ tất nhiên. Để hiểu thêm về mối liên quan giữa thành công và phương châm sống, sau đây mình sẽ chia sẻ cụ thể cho mọi người cùng ngẫm.
Thứ 1: đừng bao giờ đợi người mang quà đến biếu
Mà ta phải mời chào những người cần mời và đuổi những kẻ không cần thiết đi, làm kinh doanh cũng như vậy, bạn phải tìm đủ mọi cách để rước vị khách hàng vào thăm cửa hàng, công ty. Đó mới chính là cách làm giàu nhanh nhất, khẳng định được vị thế trên thị trường. kinh doanh chính là tiến lên , là ra ngoài để tìm kiếm mối lời chứ không phải ngồi chờ đợi cơ hội đến. khi bạn ra ngoài khai phá thị trường thì mới biết được là cơ hội đang ẩn náu chỗ nào, làm sao để bắt được nó, chứ ngồi sâu trong đáy giếng mà đợi con mồi rơi xuống thì phải đợi đến bao giờ, có ai muốn xa vào bẫy là giếng sâu như thế không ?
Thứ 2: sợ sệt sẽ không mang lại tích sự gì cho đến khi bứt phá trở nên mạnh mẽ
Một công ty kinh doanh nhất định phải mạo hiểm, tư tưởng như thế thì chúng ta mới có thể nghĩ tới các việc làm khác người. mà thành công thì phải có sự khác biệt , nếu bạn giống người ta thì đâu có gọi là thành công, bạn vẫn kém người ta về thời gian bởi vì bạn giống họ xâm nhập thị trường sau họ. một sản phẩm nào đó đã được phát triển trước trên thị trường nọ, nếu bạn muốn bán nó thì phải nghĩ ra cách tiêu thụ khác biệt hoàn toàn, nếu người ta đang bán lẻ thì bạn hãy bán sỉ, còn nếu bạn nhận định rằng vấn đề không phải là hàng hóa mà là khâu phân phối, vậy hãy thay đổi chính sách bán hàng của mình để phù hợp.
nếu không có định hướng phương châm sống, bạn sẽ lạc lối trong tư duy cuộc đời và kinh doanh |
Một người nhát gan như thỏ đế trong tình yêu xem ra thì có người thích , chứ nhát gan trong kinh doanh thì người đó sẽ bị đối thủ đào thải ra khỏi thị trường. cho nên, muốn làm nên nghiệp lớn thì người đứng đầu phải mạnh bạo, dám đi, dám mạo hiểm như vậy thì mới mong có ngày thành công, chúng ta không thể đợi xem cái dự án kinh doanh nào chắc chắn tới 90% thì mới làm, bởi vì chắc chắn như thế thì đã có người khác làm rồi. nếu bạn xác định 1 cơ hội nào đó sẽ thành công tới 55% vậy thì hãy làm ngay , đừng trần trừ.
>>> : Lười có thể thành công
Thứ 3: đừng bao giờ đợi giá lên cao
Nhiều người thích ôm một đống hàng và chờ giá lên cao thì mới bán, nhưng hàng hóa, sản phẩm không tuân theo quy luật : càng bán thì giá càng tăng, cũng không thể giữ mức giá y nguyên như lúc ban đầu. bởi vì sản phẩm sản xuất theo dây truyền ban đầu đó đã lỗi thời theo từng quý, từng năm, bạn muốn nâng giá thì phải thay đổi sản phẩm nhưng sự biến đổi trong mặt hàng như thế lại khiến chi phí đầu vào tăng lên vậy thì số tiền có được do giá tăng đã bù lại chi phí cộng thêm để cải tiếng hàng hóa. Apple cũng vậy, chiếc điện thoại bình thường ở MỸ nhưng lại cao quý ở VIỆT NAM, người dùng khi mua về chỉ biết dùng, nhưng họ không nhận ra rằng nếu Apple không thay đổi bằng cách tăng chi phí sản xuất thì vào một ngày nào đó họ sẽ không được dùng Apple nữa, là bởi vì tỷ giá tiền tệ tăng, đồng tiền trượt giá đã bắt buộc công ty Apple phải thay đổi để bù lại các chi phí tổn thất đó.
Vì thế mà bạn đừng bao giờ đợi sản phẩm đã lỗi thời tăng giá lên, trừ phi quy tắc độc quyền thị trường xảy ra, còn nếu đã chơi trong thị trường cạnh tranh tự do thì bạn ôm hàng, găm hàng là chiến lược sai lầm.
Thứ 4: không được để tồn đọng vốn ( tồn kho tiền)
Phương châm sống hay trong kinh doanh này là nguyên tắc bất cứ ai muốn đầu tư cũng phải biết. xưa nay có câu “ đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, vận trong đầu tư kinh doanh thì không sai chút nào. Người muốn làm giàu mà để đồng vốn tại chỗ thì làm sao nó đẻ ra số tiền khác được ? chỉ có những người họ không đủ khả năng để kinh doanh nữa thì họ mới gửi tiền vào ngân hàng, họ mới để đồng vốn nhàn rỗi, còn nếu như chúng ta nghĩ khác thì đừng để số tiền của mình bị tồn kho.
Thứ 5: mắt nhìn cao, tay với thấp
Mắt nhìn cao trông rộng , còn tay thì phải với xuống thấp , thấp ngay tại chân mình ấy. đó là phương châm kinh doanh của người biết lãnh đạo. có người nói rằng khi mắt nhìn thấy cơ hội để kiếm tiền phía trước thì tay phải với thật cao , thật xa để “đớp” lấy cơ hội đó. Quả thự thì cách nghĩ như vậy đích thị là sai lầm, nếu bạn đã biết quy luật tảng băng trôi thì chắc chắn bạn hiểu mình nói câu đó.
Chỉ có 20% số lợi nhuận kiếm được là dễ dàng nhìn thấy, còn 80% số lợi nhuận mà chỉ những người thông minh mới nhìn nhận ra nằm ngay dưới chân mình và chân họ.
Phương châm này không khác việc chúng ta lái một chiếc xe máy, rõ ràng mắt phải nhìn rất xa để tránh những vật cản trên đường đi, nhưng tay lại phải luôn luôn điều chỉnh ngay phía dưới, nếu tay không bám càng thì ngay lập tức bị ngã. Sự chới với trong khởi nghiệp cũng tương tự, nếu cơ sở kinh doanh của bạn cứ mải miết đi tìm những thứ xa xôi thì sẽ không thể nhìn thấy lợi ích ngay trước mặt.
Thứ 6: không nên tư duy theo lối nghĩ mang tính học vấn của người khác
Kinh doanh là sự mới lạ, độc đáo mà chưa ai có, nhưng nhiều người nhìn thấy kẻ học vấn bán gì, làm gì thì mình cũng làm theo , điều đó trái với quy luật để làm giàu, rõ ràng bạn muốn nhiều tiền hơn người mà lại đi làm những thứ giống người được cho là thông minh thì làm sao có thể giàu được.
Khi muốn đầu tư để phát triển, điều quan trọng nhất chính là sự khác biệt không giống ai. Nếu họ đã bán sản phẩm A thì đừng bán giống họ, hãy bán sản phẩm B có mối liên quan với mặt hàng A.
Thứ 7: người lãnh đạo cần phải bình tâm
Nếu bị kích động bởi 1 số tin tức thất thiệt của đối thủ bày mưu kế xấu mà bạn là người quản lý nhân viên cũng hùa theo thì sớm muộn cũng sẽ đổ vỡ công ty. Nếu gặp phải những trường hợp như thế này, bạn cần phải điềm tĩnh, yêu cầu nhân viên thân cận thu thập dữ liệu, thông tin liên quan đến sự cố.
Sau đó thì bạn chính là người xử lý mọi vấn đề từ các dữ kiện như thế. Làm sao để đưa ra quyết định hài hòa với đầy đủ chứng cứ thay vì là lời kết luận vội vã. Đấy mới chính là phong cách của người thành công.
Thứ 8: không cần phải gió thuận chiều nào thì ta đưa chiều đó
Kẻ tiểu nhân thì hay nịnh bợ, luồn cúi người khác. Những người thành công thực sự, họ không bao giờ làm như thế, họ luôn hiên ngang, dám làm dám chịu. kể cả khi xác định hướng kinh doanh sai và bị phá sẳn thì họ vẫn học được cách xử lý vấn đề để tránh lần sau, những người luồn cúi khi vấp ngã khó mà vực dậy.
Thứ 9: không bao giờ nói chữ “ không”
Đứng trước thử thách hay đối thủ trong ngành nghề, những người có phương châm sống tốt không bao giờ ngừng nỗ lực, họ sẽ từ chối từ “ không”, nhứng người như thế họ mới thể hiện được đặc điểm khác biệt của mình, và thành công làm giàu từ 2 bàn tay trắng.
>>> : Những đạo lý nên hiểu
Thứ 10: phải tuân thủ quy định
Sáng lập doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn, thiếu sót. Mà nếu không có 1 bảng quy định và thực hiện theo thì người khởi nghiệp đó sớm muộn sẽ về tay trắng. không một công việc, sự việc nào được thực hiện mà không tuân thủ những nguyên tắc của nó, bởi vì thành quả chính là hệ quả của sự cố gắng theo một khuôn khổ nhất định.
Hình thành những phương châm sống hay trong cuộc sống và kinh doanh chính là góp phần hoàn thiện bản thân theo một quy chuẩn của xã hội.
Luong van
0 nhận xét:
Đăng nhận xét