Thực hiện những bí quyết này để nâng cao năng lực làm việc các nhân viên và công ty bạn.
Các nhân viên của bạn có đem tất cả khả năng của họ đóng góp cho công ty không? Những nhân viên này có tin công việc họ đang làm là quan trọng không? Họ có cảm thấy là mình được đánh giá cao không? Họ có đi làm hàng ngày với đầy niềm đam mê và có mục đích không?
Nếu bạn trả lời “không” đối với bất kỳ câu hỏi nào ở trên thì cần phải xem xét lại. Tại sao? Bởi vì chính những người chủ doanh nghiệp mà không quan tâm tới nhân viên của mình, đang mất đi nhiều các chi phí có thể tiết kiệm và lợi nhuận.
Nếu bạn trả lời “không” đối với bất kỳ câu hỏi nào ở trên thì cần phải xem xét lại. Tại sao? Bởi vì chính những người chủ doanh nghiệp mà không quan tâm tới nhân viên của mình, đang mất đi nhiều các chi phí có thể tiết kiệm và lợi nhuận.
Tôi đã nói đến vấn đề này trong suốt 15 năm qua, nhưng chỉ bây giờ tôi mới có thể đưa trường hợp của tôi vào một nghiên cứu đang được phát triển. Ví dụ:
• Tổ chức nghiên cứu quốc tế gần đây có báo cáo là 24% các doanh nghiệp xếp hàng đầu về mức độ tận tâm của nhân viên thì có tốc độ thay thế nhân viên ít hơn và có tỷ lệ khách hàng trung thành, lợi nhuận và doanh thu cao hơn nhiều.
• Kết quả từ nhiều nghiên cứu của các tổ chức và các công ty tư vấn nhân sự đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sự tận tâm của nhân viên và năng suất làm việc, điếu này cuối cùng ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.
• Qua các ví dụ thực tế, chuyên gia John Izzo về giá trị nơi công sở đã đưa ra nhiều minh chứng về việc thế hệ nhân viên hiện nay nhận thức rõ hơn nhiều về những nhu cầu của bản thân mình và vị trí của mình trong thế giới này.
Đối với các nhà lãnh đạo thuộc mọi loại hình doanh nghiệp câu sau luôn được viết trên tường: Bạn có thể làm ra nhiều tiền và tiết kiệm chi phí bằng cách luôn khiến nhân viên tận tâm làm việc. Cùng với Đạo Luật Sarbanes-Oxley Act, việc yêu cầu các doanh nghiệp phải văn bản hóa việc quản lý nội bộ liên quan tới việc thỏa mãn khách hàng và nhân viên. Các nhà lãnh đạo cần tiếp tục thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng nội bộ, mà hoạt động này trước luôn bị coi là “thứ yếu và không quan trọng”.
Hãy đối mặt với vấn đề là nhân viên không chỉ đơn thuần là những người làm công mà họ chính là “con người.” Các doanh nhân cần phải ưu tiên vấn đề thấu hiểu nhân viên lên hàng đầu nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhân viên khiến cho nhân viên tận tâm với công việc. Điều này làm cho ai cũng có lợi. Với ý tưởng như vậy, sau đây là 9 bí quyết quản lý để tạo nên và khiến nhân viên tậm tân với công việc:
1. Hãy bỏ đi những quan điểm tiêu cực về nhân viên. Hãy tiếp cận tới từng cá nhân như là một nguồn kiến thức đặc biệt với những giá trị quý báu có thể đóng góp cho công ty. Hãy nhớ rằng bạn đang cùng làm việc để tạo ra thành quả cho viễn cảnh tương lai với họ.
2. Hãy chắc chắn là các nhân viên của bạn có tất cả những gì họ cần để thực hiện công việc của mình. Hãy nhớ lại khi bạn bắt đầu năm học mới bạn đã phải chuẩn bị các dụng cụ học tập cho năm học mới như thế nào. Tại sao lại không tạo ra những công cụ và cơ hội như vậy cho các phòng ban trong công ty một cách đơn giản là hỏi các nhân viên: “bạn đã có đủ tất cả những gì cần thực hiện công việc chưa?” Hãy nhớ là thị trường và nhu cầu khách hàng có thể thay đổi hàng ngày, vì vậy nhu cầu của các nhân viên cũng có thể thay đổi hàng ngày.
3. Hãy giao tiếp để nhân viên hiểu rõ bạn trông chờ gì ở nhân viên, giá trị và viễn cảnh của công ty là gi và công ty bạn xác định việc thành công như thế nào. Nhân viên không thể thực hiện tốt công việc hoặc năng suất nếu họ không biết rõ đó là việc gì phải làm và phần đóng góp của họ trong toàn bộ thành công của công ty là gì. Hãy chắc chắn là bạn thể hiện rõ ràng việc bạn cần gì ở nhân viên và thường xuyên làm việc này.
4. Hãy hiểu rõ về nhân viên, đặc biệt là những mục tiêu, những căng thẳng của họ, điều gì làm họ vui mừng và mỗi người trong số họ xác định thành công của mình bằng cách nào. Tôi không đưa ra đề nghị bạn phải tọc mạch quá sâu hoặc bắt đầu tư vấn cho nhân viên của mình. Cái mà tôi khuyên là bạn thể hiện mối quan tâm tới quyền lợi của từng nhân viên, và khi phù hợp hãy làm mọi việc có thể để khiển cho nhân viên cảm thấy thoả mãn và ổn định tốt hơn.
5. Hãy đảm bảo là các nhân viên này đều đã được đào tạo và tái đào tạo về các kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn. Những kỹ năng này sẽ giúp nhân viên trao đổi giao tiếp tốt hơn với bạn, với các đồng nghiệp, với khách hàng và với nhà cung cấp. Điều dễ hiểu là giao tiếp tốt hơn sẽ làm giảm căng thẳng và mang lại kết quả công việc tốt hơn.
6. Hãy thường xuyên hỏi xem trong con mắt các nhân viên bạn làm việc ra sao. Tôi biết là việc hỏi các nhân viên đưa ra ý kiến về bạn là điều khó đối với các nhà quản lý, và việc nhân viên đưa ra ý kiến đánh giá trung thực thậm chí còn khó hơn. Để phát triển kỹ năng này và làm gương cho các nhân viên của bạn, bạn hãy bắt đầu đối thoại với nhân viên và bắt đầu như sau: “Đây là một mục tiêu của tôi để hoàn thiện bản thân như là một nhà quản lý. Bạn muốn tôi thực hiện công việc theo cách khác như thế nào? Tôi có thể làm gì để hỗ trợ công việc của bạn?” Hãy chắc chắn là bạn chấp nhận ý kiến phản hồi một cách hoà nhã và thể hiện sự đánh giá cao đối với những phản hồi này.
7. Hãy chú trọng tới lịch sử và những nghi lễ của công ty. Mọi người cười nhạo nhau hay cùng nhau cười? Họ thường xuyên nhắc đến những câu chuyện thành công hay những thời điểm đáng xấu hổ? Hãy tránh xa đừng tham gia vào các cuộc tranh luận không có tính chất xây dựng đối với mọi người hay đối với công ty và hãy luôn làm sống động những mẩu chuyện về sự thành đạt.
8. Hãy thưởng và đánh giá cao nhân viên bằng cách có ý nghĩa đối với họ. Đây chính là một lý do khác vì sao việc hiểu rõ nhân viên quan trọng đến vậy. Hãy nhớ tuyên dương cả việc hoàn thành và những nố lực của nhân viên để tạo động lực cho nhân viên thực hiện các mục tiêu lâu dài.
9. Hãy kiên trì thực hiện lâu dài. Nếu bạn bắt đầu chương trình khuyến khích nhân viên tận tâm, sau đó lại thôi không tiếp tục thực hiện tiếp thì nỗ lực của bạn sẽ tan thành mây khói, và tạo nên sự xa cách của nhân viên. Mọi người đều mệt mỏi và chán nản với những chương trình sáng kiến nửa vời làm họ phải tích cực hưởng ứng tham gia vào sau đó lại bị bỏ bê khi chủ doanh nghiệp thấy chán nản với chương trình đó. Đây chính là mối liên hệ giữa việc tham gia của nhân viên đối với chương trình đó và sự hỗ trợ của chủ doanh nghiệp để thực hiện chương trình đó. Việc liên tục hỗ trợ thực hiện chương trình của chủ doanh nghiệp sẽ khiến cho mọi người tham gia, thực hiện và tích cực hăng say với công việc mà họ làm và những khó khăn mà họ phải đối mặt phải được coi là ưu tiên hàng ngày.
Cuối cùng thì bạn phải luôn nhớ là nhân viên chính là tài sản lớn nhất của công ty. Những ý tưởng tổng hợp, những phản hồi đánh giá và lòng nhiệt tình và tận tâm đối với công việc của nhân viên sẽ khiến cho cho kinh doanh ngày càng phát triển và thành công. Có một số người luôn nỗ lực và tận tâm một cách tự nhiên và luôn cố gắng làm tốt mọi việc dù họ làm ở đâu. Nhưng đa số khác đều yêu cầu có sự chỉ dẫn của các nhà quản lý đầy kỹ năng và giàu kinh nghiệm luôn đánh giá cao những ý tưởng nhân viên và yêu cầu nhân viên đưa ra ý kiến nhận xét phản hồi và tạo nên sự nhiệt tình, tận tâm để nhân viên cảm thầy có mục đích và đầy năng lượng thực hiện công việc của mình.
Theo Quantrikinhdoanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét