Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có chỗ đứng trên thị trường bán lẻ, chủ doanh nghiệp chính là người đóng vai trò quyết định trong việc thành bại của doanh nghiệp đó – vì thế, kỹ năng cửa những nhà quản lý này là vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp lên công việc kinh doanh của họ.
Dưới đây là 5 kỹ năng quan trọng nhất đối với một chủ doanh nghiệp bán lẻ:
1. Nghe
Nhiều người cho rằng, nghe là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên và là một hoạt động bình thường diễn ra thường xuyên trong đời sống hằng ngày, thế nên không nhất thiết phải đạt đến trình độ kỹ năng – nhận định này hoàn toàn phiến diện và không đúng với thực tế trong cuộc sống hiện nay. Thực tế cho thấy rằng, kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất của một nhà lãnh đạo là khả năng lắng nghe.
Vậy vì sao lại phải lắng nghe? Và lắng nghe ai?
Nhân viên bán hàng của cửa hàng bạn có thể xuất phát từ nhiều gia cảnh khác nhau: họ có thề sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó, gia đình trung lưu,…; họ có thể đã từng làm công nhân, làm người bán hàng rong,…; họ có thể là người có học hoặc thất học,… Là một người quản lý, thay vì có cái nhìn một chiều, áp đặt suy nghĩ của mình lên nhân viên, hãy thử lắng nghe những tâm sự, những câu chuyện của nhân viên, lắng nghe những mong muốn, ý tưởng và những vấn đề mà họ đang gặp phải mà không phán xét hay kỳ thị. Hãy đưa ra những lời khuyên chân tình và khách quan nhất, hoặc đơn giản chỉ là lắng nghe – nhân viên của bạn sẽ cảm thấy họ được chia sẻ, được cảm thông. Chính từ những điều đơn giản như thế, bạn có thể chính là người góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của nhân viên mình.
Kỹ năng cửa những nhà quản lý này là vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp lên công việc kinh doanh của họ.
2. Giao tiếp
Kỹ năng quan trọng thứ 2 đối với một nhà quán lý bán lẻ là kỹ năng giao tiếp. Người giao tiếp tốt sẽ nhận được cái nhìn thiện cảm từ phía người nghe, có được những thiện cảm ban đầu đó là bạn đã có đến 50% sự thành công cho một giao dịch, 50% còn lại phụ thuộc vào những gì bạn làm, vào khả năng đáp ứng của bạn đối với nhu cầu của từng đối tượng cụ thể.
Nhờ vào khả năng giao tiếp, bạn có thể trao đổi với nhân viên các vấn đề tế nhị một cách thẳng thắn và rõ ràng nhất mà không khiến họ cảm thấy bị tổn thương vì bất kỳ lý do nào, điều này ít nhiều giúp bạn có được sự tin tưởng và tôn trọng từ phía nhân viên của mình. Khả năng giao tiếp tốt bạn có thể tự mình giảng dạy, hướng dẫn cho nhân viên, nâng cao kỹ năng để phục vụ cho công việc bán hàng của doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều nhân viên đã cảm thấy ức chế với những nội quy, quy định của cửa hàng mình – nếu cửa hàng bạn cũng gặp trường hợp tương tự, hãy bằng khả năng truyền đạt của mình để giải thích cho nhân viên của mình tại sao phải cần làm như vậy để họ có cái nhìn đúng đắn hơn hoặc có sự thông cảm nhất định đối với doanh nghiệp.
3. Được nhìn thấy và dễ tiếp cận
Một nhà quản lý phải là một người được nhìn thấy và dễ tiếp cận – điều đó có nghĩa là trong cửa hàng của bạn, mỗi khi khách hàng có vấn đề gì đó hoặc một câu hỏi nào đó cần được người quản lý giải đáp, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận được bạn mà không cần phải mất công tìm kiếm. Hầu hết những câu hỏi hoặc những vấn đề cần sự giải đáp của quản lý cửa hàng thường là những vấn đề nhạy cảm hoặc ở những thời điểm nhạy cảm, vậy nên việc tiếp cận quản lý là việc vô cùng quan trọng.
Người quản lý phải luôn là người tiên phong
4. Kiến thức
Một nhà lãnh đạo nói chung hay một quản lý cửa hàng nói riêng phải là người có kiến thức – họ phải biết về công việc của họ nhưng đồng thời cũng phải nắm được các công việc của những vị trí khác trong cửa hàng để có thể giải thích, đào tạo cho người mới hoặc điều phối cũng như tìm hướng khắc phục khi một vị trí nào đó trong cửa hàng bị bỏ trống.
Ngoài ra, người quản lý phải có cái nhìn nhạy cảm với các vấn đề của cửa hàng để nhanh chóng phát hiện ra đâu là vấn đề cấp thiết, vấn đề nào cần được giải quyết nhanh chóng,… Và đôi khi, người quản lý phải là người kiêm luôn vị trí sửa chữa máy móc – nếu chiếc máy in của cửa hàng bị hỏng và không ai có thể sửa nó, bạn hãy là một nhân viên sửa máy in.
5. Hành động
Thay vì đứng một chỗ và chỉ trỏ điều này, điều khác; nói về điều này, điều kia – bạn hãy bắt tay vào làm – điều này sẽ giúp nhân viên của bạn học được nhanh hơn cách chỉ nghe bạn nói, đồng thời khiến nhân viên cảm thấy gần gũi hơn với bạn. Phương châm của một nhà quản lý giỏi nên là: “Tôi sẽ không cho nhân viên của mình làm việc gì nếu tôi chưa tự mình làm việc đó” – điều đó bao gồm cả việc đổ rác, quét dọn và lau chùi nhà vệ sinh, dọn kho hàng và kê lại tủ để đồ. Tất cả điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của nhân viên, giúp nhân viên thêm tin tưởng và tôn trọng bạn.
Nguồn Voices
0 nhận xét:
Đăng nhận xét