Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C...; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều. |
Home
»
Chiến Lược
»
Quản trị thực hành
»
Trải nghiệm Marketing
» Marketing và lối ra trong khủng hoảng
Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012
[Marketing3k.vn] Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, danh mục cắt giảm đầu tiên mà doanh nghiệp thường nghĩ đến là marketing (tiếp thị).
Vì mọi người thường nghĩ rằng, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, người tiêu dùng nào cũng sẽ “thắt lưng buộc bụng” và chẳng mấy lưu tâm đến những sự kiện quảng bá hào nhoáng nữa. Lúc này, marketing sẽ là một thứ “xa xỉ phẩm”, chỉ gây ra tốn kém chứ không đem lại bất cứ hiệu quả nào.
Tư duy lại vai trò của marketing
Peter Drucker, người được xem là “cha đẻ”của quản trị kinh doanh hiện đại từng nói rằng: “Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra khách hàng. Và chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là marketing và sáng tạo (innovation)”.
Có thể thấy rằng, marketing không phải là một bộ phận “chỉ biết tiêu tiền” như người ta vẫn nghĩ. Nếu như các bộ phận khác trong tổ chức chủ yếu tập trung vào việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận bằng cách lôi kéo, chăm sóc, duy trì những khách hàng hiện tại; thì nhiệm vụ của marketing lại là tạo ra khách hàng mới bằng cách “đánh thức” những nhu cầu mới nằm ngay trong tiềm thức của khách hàng nhưng họ lại chưa từng hình dung đến nó cho đến khi có tác động của Marketing. Đó là lý do tại sao Peter Drucker cho rằng marketing xứng đáng được xếp vào danh sách những bộ phận tạo ra lợi nhuận chứ không phải là bộ phận chi phí.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên căng thẳng và đặt áp lực lên vai doanh nghiệp mỗi ngày, rất nhiều tổ chức đã không thể giữ được tầm nhìn dài hạn đó. Ngay cả những thương hiệu tầm cỡ thế giới như GM, Sears, Kodak, AT&T… cũng phải đối diện với việc đánh mất vị thế của mình do không thể tìm thấy một lối ra phù hợp. Tâm lý chung của những người làm marketing là cảm thấy bất lực và bối rối khi những “vũ khí” đã từng mang lại hiệu quả tột đỉnh trước đây bỗng dưng trở nên vô hiệu.
Phải chăng, đó chỉ là khó khăn tạm thời hay là hệ quả của mức độ cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt? Nên tạm thời “án binh bất động” đợi suy thoái qua đi hay đã đến lúc “trở mình” để thích nghi? Nên tiếp tục đầu tư để duy trì hay cắt giảm để tiết kiệm chi phí? Hàng loạt câu hỏi khiến những nhà lãnh đạo cảm thấy mình như rơi vào một “mê hồn trận” mà chẳng biết lối ra nào sẽ dẫn đến một chiến lược marketing phù hợp.
Lối ra nào trong giai đoạn khủng hoảng?
Trong lần tái bản cuốn “Quản trị Marketing” – cuốn sách được xem là “gối đầu giường” của dân marketing, cha đẻ marketing hiện đại Philip Kotler cũng đã phải cập nhật lại lý thuyết của mình cho phù hợp với bối cảnh mới. Ông cho rằng: “Đừng xem chuyện suy thoái kinh tế chỉ là một giai đoạn tạm thời sẽ nhanh chóng qua đi mà phải nhìn nhận nó như là một thực tế hiển hiện và bình thường. Do vậy, hãy thay đổi cách làm marketing sao cho phù hợp với thực tế đó, chứ đừng bao giờ chỉ cắt giảm và ngồi đợi suy thoái qua đi.”
Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C...; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải nhận thức rõ sự thay đổi này, để có thể đưa ra những cách nghĩ mới, cách làm mới thật sự hiệu quả.
Ví dụ, khi quảng cáo trên truyền hình không tạo được hiệu ứng tốt nữa, chúng ta thường vội vã kết luận rằng marketing không còn hiệu quả trong giai đoạn suy thoái rồi cắt giảm ngân sách. Trong khi đó, tại sao chúng ta không thử chuyển sang các giải pháp truyền thông số/truyền thông xã hội mới như Blog, Webcast, Videocast, Postcast … để giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn rất nhiều, mà lại phù hợp với xu thế phát triển của xã hội?
Bên cạnh đó, vì marketing giữ vai trò thiết yếu trong việc tạo ra doanh thu tương lai cho cả tổ chức, nên không thể xem đó chỉ là một chức năng mang tính chuyên môn giao cho một bộ phận mà mà phải là công việc mang tính chiến lược, cần sự suy nghĩ và góp sức của cả tổ chức.
Nói cách khác, một chiến lược marketing hiệu quả chỉ được tạo ra khi quy trình hoạch định chiến lược đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo và các bộ phận có liên quan trong việc thu thập thông tin và xác định những hướng đi tiềm năng.
Đồng thời, đối tượng mà nó nhắm tới không chỉ là khách hàng mà gồm cả những ai có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như các nhà phân phối, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông và cộng đồng.
Và như vậy, marketing phải luôn là trung tâm của mọi sự thay đổi và bao quát được những vấn đề thực tế mới. Nếu thất bại trong việc chỉ ra được những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt, marketing sẽ trở nên vô dụng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.
Nhưng nếu được thay đổi hiệu quả, nó sẽ là sợi dây vô hình gắn kết các mối tương quan trong và ngoài tổ chức. Điều này sẽ mang lại một lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà “Cha đẻ”của quản trị hiện đại đã một lần nữa khẳng định: “marketing đúng nghĩa sẽ là nơi phải tạo được khả năng bao phủ toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”
Theo Hoàng Anh - VnEconomy
Related Posts
Thương hiệu Việt trước áp lực bị thâu tóm
ảnh: Quý Hoà [Marketing4u - Thương Hiệu] Sự ra đi của các thương hiệu lớn khiến nhiều người đặt câu ...Read more
Kiếm triệu “đô” từ nghề… mặc áo
Mục tiêu của Sadler là tìm ra mộtphương thức có tính tương tác cao chocác công ty quả...Read more
Tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh ở đâu?
[Marketing4u - Sáng tạo] Xung quanh bạn có đầy những ý tưởng kinh doanh. Một vài ý tưởng kinh doanh ...Read more
5 sai lầm lớn đẩy Nokia sát vực thẳm
Nokia đang đón một tương lai ảm đạm, trừ khi họ thành công với dòng điện thoại Lumia. [Marketing4u -...Read more
“Nghệ thuật” kiếm lời khủng của Apple
[Marketing4u - Ý tưởng] Lợi nhuận mà Apple kiếm được đang không ngừng “phình to” ra và đứng đằn...Read more
Tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
[Marketing4u.vn] Khi có một ý tưởng hay về sản phẩm hay dịch vụ mới và muốn đưa ra ứng dụng, chủ doa...Read more
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Mùa hè sẽ có ý tưởng kinh doanh nào phù hợp ? Trong bài chia sẻ này với mọi người, mình sẽ không phân tích quá sâu xa, nhiệm vụ của phần ch...
-
Bốn bước phân tích đối thủ đơn giản sau sẽ giúp bạn qua mặt đối thủ, giành thắng lợi trên thương trường. 1. Do thám đối thủ: Bước đầu tiên...
-
Phần nội dung này xin gửi đến độc giả nhiều cách tiếp cận khách hàng hiệu quả , làm sao để tìm kiếm khách hàng online và thị trường truyền ...
-
Posted by Linh Do + on June 14, 2013 in Doanh Nhân Hiện Đại | 0 Comment Một bài báo hữu ích cho những bạn trẻ hay bất cứ một đối t...
-
Trong hoạt động kinh doanh của một công ty, để tạo ra tiền, đầu tiên, chủ sở hữu phải đầu tư một khoản tiền (vốn chủ sở hữu), sau đó mua các...
-
Trong thời gian ban đầu các startup phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Trong đó việc vượt qua những khó khăn của công việc...
-
Hôm nay ngồi xem mấy clip trên mạng vô tình thấy một clip đề một cái tên rất thu hút là : Clip cảm động khiến hàng triệu người phải suy ngh...
-
[ Khởi Nghiệp ] - Kế hoạch kinh doanh đã có, phần tiếp theo là vốn để thực hiện kế hoạch của bạn. Trong trường hợp bạn có một bản kế hoạch k...
-
Làm giàu bằng cách nào mà bền vững, kiếm tiền lãi lớn. Trong bài chia sẻ hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn những ý tưởng như thế. 1, Kinh doanh ...
-
Thị trường bán lẻ Việt được coi là miếng bánh ngon của các nhà đầu tư nội và ngoại, với sức chứa 90 triệu dân cùng các hiệp định hợp tác thư...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.