[Marketing4u.vn] "Nhiều ưu điểm song cũng không ít rắc rối, chưa rõ đây là thời của mô hình mua sắm qua tivi hay chính là giai đoạn sàng lọc khắc nghiệt...".Nếu thường theo dõi các bộ phim truyền hình Hàn Quốc, người ta có thể dễ dàng thấy những cảnh khách hàng xem tivi, gọi điện đặt hàng và nhận hàng tại nhà. Điều này cho thấy rằng việc mua sắm qua tivi (home shopping) đang rất thịnh hành tại Hàn Quốc. Mô hình Hàn Quốc? Home shopping phổ biến tại Hàn Quốc với lịch sử phát triển khoảng 20 năm.
Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này, trong đó nổi bật là bộ 3 GS home shopping (thuộc Tập đoàn LG), CJ O Shopping (công ty mẹ của SCJ life on Vietnam) và Lotte home shopping. Tại Việt Nam, mô hình này đã có khoảng 4 năm hình thành và phát triển. Có nhiều kênh truyền hình đang phát những chương trình home shopping như Viet Home Shopping phát trên HTVC+ và SCTV5, Home Shopping Network phát trên kênh SCTV, Lotte Đất Việt phát trên VCTV14. Truyền hình cáp Việt Nam còn có hẳn kênh mua bán hàng hóa có tên TV shopping trên VCTV11.
Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này, trong đó nổi bật là bộ 3 GS home shopping (thuộc Tập đoàn LG), CJ O Shopping (công ty mẹ của SCJ life on Vietnam) và Lotte home shopping. Tại Việt Nam, mô hình này đã có khoảng 4 năm hình thành và phát triển. Có nhiều kênh truyền hình đang phát những chương trình home shopping như Viet Home Shopping phát trên HTVC+ và SCTV5, Home Shopping Network phát trên kênh SCTV, Lotte Đất Việt phát trên VCTV14. Truyền hình cáp Việt Nam còn có hẳn kênh mua bán hàng hóa có tên TV shopping trên VCTV11.
Mô hình kinh doanh này tại Việt Nam giống với mô hình tại Hàn Quốc. Các công ty xây dựng siêu thị trên tivi với đủ các loại mặt hàng. Họ mua sóng (hoặc hợp tác) để lên sóng của một kênh trên truyền hình và phát chương trình do chính mình sản xuất. Đa phần là những chương trình giới thiệu về công dụng, tính năng của sản phẩm.
Khi muốn mua hàng, khách sẽ gọi điện thoại đến công ty để được hướng dẫn, tư vấn và đặt hàng. Sau đó, khách sẽ được giao hàng tận nhà. Khách hàng mục tiêu mà những công ty kinh doanh mô hình này nhắm đến là những người không có nhiều thời gian đi mua sắm.
Một nhà đầu tư (không muốn nêu tên) cho biết chi phí để sản xuất chương trình và chi phí phát sóng lớn hơn so với việc xây dựng và vận hành một siêu thị truyền thống. Tuy nhiên, đây được dự báo sẽ là trào lưu mua sắm mới khi người dân ngày càng bận rộn hơn. Các công ty hướng đến việc thu lợi nhuận nhỏ trên từng mặt hàng. Khi đã đạt được một lượng khách hàng đủ lớn, thương hiệu đủ mạnh, họ sẽ có được nguồn hàng giá tốt. Không những thế, các nhà sản xuất sẽ chủ động tìm đến những kênh này để quảng bá cho sản phẩm của mình. Từ đó, lợi nhuận sẽ tăng lên.
Đến thời hay đến lúc sàng lọc?
Khá giống với mô hình kinh doanh theo nhóm, mô hình home shopping đang nở rộ tại Việt Nam. Ngay cả những siêu thị truyền thống như Co.op Mart cũng gia nhập thị trường này. Và nhiều khả năng, home shopping cũng sẽ sớm đi vào giai đoạn sàng lọc như mô hình mua theo nhóm, để cuối cùng chỉ còn lại một vài gương mặt tương tự như tại Hàn Quốc.
Tính đến nay đã có 2 trong số 3 công ty kinh doanh home shopping hàng đầu tại Hàn Quốc vào Việt Nam là SCJ và Lotte, liên doanh với Saigontourist và Đất Việt. Ông Shin Yong Ho, Tổng Giám đốc Lotte Đất Việt, cho biết tính riêng tại Hàn Quốc, mảng home shopping trong năm 2010 đã chiếm đến 60% doanh thu của Tập đoàn, đạt 1,5 tỉ USD. “Việt Nam là nơi có điều kiện phát triển tương tự như Hàn Quốc hay Nhật nhưng thị trường home shopping còn trống. Đó là cơ hội”, ông nói.
Thực tế tại Việt Nam cũng đã có một số công ty công bố kết quả ấn tượng. Theo Công ty SCJ TV Shopping, từ tháng 7.2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp này là khoảng 20%/tháng. Ông Trần Hồng Việt, Tổng Giám đốc Saigontourist, đối tác của SCJ, cho biết Việt Nam hiện có tới trên 65% ở độ tuổi dưới 35, rất nhạy bén với việc tiếp cận với những phong cách hiện đại. Do đó ông kỳ vọng mô hình này sẽ phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, gần đây đã nảy sinh khá nhiều rắc rối đối với mô hình này tại Việt Nam. Công ty Việt Home Shopping đã bị xử lý vì cung cấp hàng kém chất lượng cho khách hàng. Nhiều công ty bán hàng với giá cao gấp nhiều lần so với giá bán thực tế. Ngoài ra, nhiều đoạn tự quảng cáo đã nói quá về sản phẩm để dụ dỗ khách hàng. Đó là lý do khiến khách hàng mất niềm tin vào kênh bán hàng mới này.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho biết: “Một số doanh nghiệp đã bán những mặt hàng kém chất lượng. Đây là điều tối kỵ bởi một khi lòng tin bị đánh mất, doanh nghiệp sẽ khó mà lấy lại được uy tín”.Một nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu Thị trường FTA về việc mua sắm quần áo và các sản phẩm làm đẹp của nhóm người tiêu dùng trong độ tuổi từ 20-29 cho thấy, chỉ có 2% số người chọn home shopping, trong khi đó 40% số người chọn cửa hàng tiện lợi, 15% số người sẽ tiếp tục mua hàng ở chợ và 11% ở các trung tâm thương mại. Các chuyên gia về thương mại điện tử cho rằng, home shopping có triển vọng phát triển tốt tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%/năm. Tuy nhiên, để bước chân vào kênh bán lẻ hấp dẫn này, doanh nghiệp cần biết điểm mấu chốt là lấy được lòng tin của khách hàng nếu không muốn mình bị loại trong cuộc sàng lọc được dự báo sẽ sớm diễn ra
theo NCĐT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét