Một chương trình tổng thể cần được xây dựng để đối phó với lạm phát. |
[Marketing3k.vn] Giá cả, thu mua và tài chính là những yếu tố chính bạn cần quản lý để ứng phó trong thời kỳ lạm phát cao.
LTS: Đây là phần 3 trong báo cáo của BCG về chiến lược củadoanh nghiệp trong thời kỳ lạm phát. Các bạn có thể xem phần 1và phần 2 của báo cáo
Việc chuẩn bị ứng phó với lạm phát cũng phụ thuộc vào cơ cấu và quá trình tổ chức có hỗ trợ công ty trong việc đưa ra các quyết sách hiệu quả trong một môi trường bất ổn và thay đổi nhanh chóng hay không.
Nhìn chung, một cơ cấu tổ chức sẵn sàng ứng phó với lạm phát có tất cả đặc điểm của một đơn vị kinh doanh hiệu quả nhất. Tuy nhiên do yêu cầu của môi trường lạm phát, chúng ta sẽ đánh giá năng lực tổ chức như một bộ phận trong cả bài toán đánh giá tác động của lạm phát.
Dưới đây là những câu hỏi có thể sử dụng để đánh giá mức độ sẵn sàng ứng phó với lạm phát của công ty:
Các giám đốc điều hành nên xem xét 20 câu hỏi dưới đây để đánh giá mức độ sẵn sàng ứng phó với lạm phát của công ty liên quan đến 3 yếu tố chủ chốt là giá cả, thu mua và tài chính.
Giá cả
- Chúng ta đã có đủ năng lực để điều chỉnh giá cả hay chưa?
- Chúng ta đã sử các biện pháp phân tích giá tiên tiến chưa?
- Chúng ta có những chính sách ngắn hay dài hạn cho việc điều chỉnh giá cả?
- Các chính sách về giá của công ty có tính đến lạm phát hay chưa?
- Chúng ta có thông tin tại thời gian thực về giá cả đối thủ cạnh tranh đưa ra hay chưa?
- Chúng ta có liên tục giám sát độ co giãn của cầu theo giá không?
- Giá cả có phản ánh chi phí năng lực chưa dùng đến không?
- Chúng ta có biết rò rỉ giá ở đâu không?
Thu mua
- Chúng ta có sử dụng phương pháp phân tích kịch bản đối với các yếu tố đầu vào chủ yếu hay không?
- Chúng ta có biết xu thế phát triển nào ảnh hưởng nhiều nhất đến giá cả và khả năng huy động các yếu tố đầu vào chủ yếu hay không?
- Chúng ta có trong tay các công cụ giám sát thị trường cung ứng không?
- Bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng có thường xuyên trao đổi thông tin không?
- Chúng ta có liên tục giám sát cơ cấu chi phí của các nhà cung ứng tiềm năng không?
- Chúng ta có ý thức được giá trị của năng lực chưa sử dụng hay không?
Tài chính
- Hệ thống kế toán đã thu thập được những tác động về tài chính của lạm phát hay chưa?
- Có các hướng dẫn tính đến tác động của lạm phát trong kế hoạch kinh doanh chưa?
- Chúng ta có thể mô phỏng tác động của các kiểu lạm phát khác nhau lên kế hoạch kinh doanh hay không?
- Tính lỏng (năng lực trả nợ) của công ty có mặt trong các báo cáo tài chính thường lệ không?
- Chúng ta có các cơ chế nhằm giúp cho các kế hoạch kinh doanh của công ty trong thời gian thực thích ứng với các biến động kinh tế, tài chính chủ yếu không?
- Chúng ta có sử dụng các phương thức điều chỉnh theo lạm phát để báo cáo quản lý hay không?
Cả 3 yếu tố giá cả, thu mua và tài chính đều rất quan trọng khi chuẩn bị đối phó với lạm phát. Liên quan đến giá cả, công ty cần có hệ thuống thông tin và phân tích giá cả hiệu quả, tiên tiến. Công ty cần thu thập các dữ liệu tại thời gian thực về xu hướng thị trường, mức giá và cơ cấu tổ chức có khả năng phản ứng nhanh chóng với các thay đổi, cải tiến mới nhất.
Liên quan đến quá trình thu mua và việc quản lý chuỗi cung ứng, giai đoạn lạm phát đặt ra vấn đề tối ưu hóa phức tạp. Giá đầu vào tăng lên trong khi vẫn phải giữ số lượng tồn kho ở mức thấp. Để giữ được thế cân bằng, cần phải có sự kết hợp giữa tốc độ và sự đồng bộ, nhuần nhuyễn. Trong tổ chức thu mua, cần có khả năng phản ứng nhanh với sự thay đổi trong giá cả đầu vào dựa trên thông tin theo thời gian thực.
Cơ cấu tổ chức thu mua cũng cần liên hệ, trao đổi thông tin thường xuyên với bộ phận bán hàng để quyết định tăng giá khi cần thiết. Cuối cùng, bộ phận thu mua cũng cần thu thập các thông tin kinh doanh trên thị trường cung ứng để nhận diện cơ hội để mua giá rẻ hơn, bằng cách thương lượng lại các điều khoản trong hợp đồng hoặc thay thế nhà cung cấp.
Bộ phận tài chính và kế toán cũng cần phải nhanh nhạy, tỉnh táo và sẵn sàng đối phó với lạm phát. Càng nhận thức ít về tình hình lạm phát thì các kế hoạch của công ty càng có nguy cơ thất bại. Công ty cần có năng lực tận dụng các tri thức, hiểu biết đa dạng của mình trong quá trình lập kế hoạch, giám sát chặt chẽ chất lượng của các dự án, kế hoạch và điều chỉnh khi cần thiết.
Khi lập các kế hoạch kinh doanh, bộ phận tài chính kế toán cần sử dụng các giả định, giả thiết rõ ràng về lạm phát trong quá trình lập kế hoạch, mô phỏng tác động của các kịch bản lạm phát khác nhau và điều chỉnh các hoạt động chính cho phù hợp với tình hình lạm phát.
(còn tiếp)
Theo VeF - LINH ANH (THEO BCG PERSPECTIVE)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét