[Marketing3k.vn] Sự vắng mặt của các tổ chức toàn cầu - hành động như người cho vay cuối cùng hoặc thực hiện những gói kích thích tài chính phối hợp - làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng và trì hoãn sự phục hồi.
Mọi người đều đồng ý rằng nền kinh tế thế giới ốm yếu nhưng việc chuẩn bệnh rõ ràng phụ thuộc vào việc bạn sống ở nơi nào trên thế giới. Tại Washington, những ngón tay buộc tội hướng vào Trung Quốc, đổ lỗi cho chính sách tiền tệ của nước này gây ra sự mất cân bằng thương mại lớn và "phá hoại công ăn việc làm" tại Mỹ.
Đến Seoul hoặc Brazil, bạn sẽ nghe thấy những lời than phiền rằng các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã khiến cho các thị trường mới nổi bị cuốn trôi trong vốn nổi và gia tăng bóng ma ám ảnh của bong bóng bất động sản. Tại Berlin, những lời trách cứ là về sự vắng mặt của sự đáng tin cậy về tài chính và cải cách cơ cấu ở bất cứ nơi nào khác tại châu Âu hoặc tại Mỹ.
Lỗi lầm, thưa mọi người, không phải ở những nước trên hay cũng không phải ở chính bản thân chúng ta. Nhờ có toàn cầu hóa, lỗi lầm nằm trong các đối tác thương mại của chúng ta!
Như bản thân nó có thể chỉ ra, quan điểm này không phải là không đáng khen. Khi các nền kinh tế trở nên gắn bó với nhau, các quyết định được đưa ra tại một nơi trên thế giới có tác động đến những nơi khác, thường tạo ra những hệ quả ngoài ý muốn.
Sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng thế chấp phẩm chất kém không chỉ bị thúc đẩy bởi những thất bại điều tiết trong nước mà còn bởi "thặng dư tiết kiệm" toàn cầu, đẩy các ngân hàng vào một cuộc dượt đuổi lợi nhuận điên cuồng. Cuộc khủng hoảng Mỹ nhanh chóng biến thành sự phát tán toàn cầu do sự hòa lẫn các bảng cân đối tài sản và nợ xuyên các quốc gia.
Sự vắng mặt của các tổ chức toàn cầu - hành động như người cho vay cuối cùng hoặc thực hiện những gói kích thích tài chính phối hợp - làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng và trì hoãn sự phục hồi. Và giờ, các chính sách tài khóa, tiền tệ và tỷ giá hối đoái riêng rẽ đang lan tràn xuyên khắp các biên giới quốc gia, báo hiệu các cuộc chiến tranh tiền tệ và chủ nghĩa bảo hộ.
Chúng ta sẽ giải quyết những thách thức này như thế nào là câu hỏi kinh tế lớn nhất thời đại chúng ta. Một biện pháp được các nhà kỹ trị và hầu hết các nhà hoạch định chính sách ủng hộ, ít nhất là trước khi tính đến các chính sách trong nước, là tìm kiếm sự an ủi trong việc quản trị toàn cầu lớn hơn bao giờ hết.
Sau cùng thì các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các giải pháp toàn cầu, nghĩa là củng cố các tổ chức quốc tế giống như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng hiệu quả của các diễn đàn toàn cầu ví như G-20, và đàm phán các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế chặt chẽ hơn (như đã từng xảy ra với các yêu cầu về an toàn vốn là một ví dụ).
Một biện pháp khác là công nhận rằng quản trị toàn cầu chắc cắn vẫn còn chưa hoàn thiện và tiết chế các tác dụng phụ thông qua hình thức toàn cầu hóa kinh tế cẩn trọng hơn. Chiến lược này đòi hỏi một số ngáng trở hoạt động của nền kinh tế toàn cầu để mở rộng không gian cho các chính sách trong nước và hạn chế ảnh hưởng của việc lan rộng bất lợi từ hoạt động của các nước khác. Giải pháp này có vẻ mang tính bảo hộ nhưng nó rút cuộc có thể đảm bảo sự toàn cầu hóa lâu bền hơn.
Rất nhiều vấn đề của nền kinh tế thế giới ngày nay xuất phát từ sự không sẵn sàng công nhận rằng các mục tiêu chính sách trong nước rút cuộc sẽ chiến thắng các trách nhiệm toàn cầu cho dù chúng ta có giả vờ rằng những trách nhiệm này có thể được gộp vào các cam kết quốc tế nhiều đến đâu. Hãy xem xét một vài ví dụ.
Vòng đàm phán Uruguay của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được hoan nghênh rộng rãi như một thành tựu lớn vì nó đặt trợ cấp và rất nhiều loại chính sách công nghiệp khác được thực hiện bởi các quốc gia đang phát triển dưới những nguyên tắc quốc tế nghiêm khắc. Tuy nhiên, những hạn chế của WTO chỉ đơn giản là khiến cho các chính phủ theo đuổi những mục tiêu tương tự thông qua các biện pháp khác.
Điều này có một số sự hiểu ngầm trong trường hợp của Trung Quốc. Khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO vào năm 2001, nước này không còn được dựa vào thuế nhập khảu và trợ cấp. Vì vậy, thay vào đó Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy các ngành công nghiệp thông qua đồng tiền bị định giá thấp. Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc tăng nhảy vọt làm dấy lên sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô toàn cầu và cùng với đó là căng thẳng trong mối quan hệ kinh tế Trung - Mỹ.
Nền kinh tế thế giới đáng lẽ đã tốt hơn với ít hạn chế hơn về việc sử dụng các chính sách công nghiệp của Trung Quốc (và các nước đang phát triển khác). Và, nhìn về phía trước, nếu các nước còn lại trên thế giới muốn Trung Quốc chấp nhận sự giám sát đa phương lớn hơn đối với cân bằng thương mại của nước này thì chắc chắn phải có gì để đổi lại cho điều đó - có thể là sự miễn trừ với những quy định của WTO về trợ cấp.
Tương tự vậy, khi các thị trường mới nổi mở cửa với toàn cầu hóa tài chính, họ suy luận rằng các luồng tiền sẽ hỗ trợ sự phát triển kinh tế nước họ. Các nước này nghĩ rằng các chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp và các quy định khôn ngoan (cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế) sẽ giúp họ ứng phó với những tác động bất lợi. Tuy nhiên, thị trường tài chính hóa ra lại là một người bạn phù thịnh: chẳng thấy mặt đâu khi cần nhất.
Điều đó đẩy các quốc gia đang phát triển vào những nỗ lực tốn kém để bảo vệ nền kinh tế nước họ khỏi sự không kiên định của các thị trường tài chính. Tệ hơn nữa, họ đã phải áp dụng những chiến lược - chẳng hạn như can thiệp tiền tệ và tích lũy dự trữ ngoại hối - nhằm đẩy những bất ổn tài chính sang nước khác. Đáng lẽ sẽ tốt hơn khi tránh tất cả những việc này bằng cách thực hiện việc mở cửa với thị trường tài chính toàn cầu cận thẩn hơn ngay từ đầu.
Những người ủng hộ quản trị toàn cầu lớn hơn cảnh báo chúng ta rằng không có những quy tắc kinh tế quốc tế chặt chẽ hơn, sự miễn phí-cho-tất cả sẽ khiến cho tất cả các nước còn tồi tệ hơn. Nhưng sẽ là sai lầm khi tưởng tượng nền kinh tế thế giới giống như thể, ví dụ, khí hậu toàn cầu - với sức khỏe và sự ổn định phụ thuộc vào việc theo đuổi những mục tiêu toàn cầu thay vì cục bộ từng quốc gia.
Các nhà kinh tế giảng dạy tác dụng của thương mại mở cửa bởi vì nó mang lợi cho chúng ta chứ không phải vì nó mang lại lợi ích cho người khác. Đưa nền kinh tế trong nước tới thị trường toàn cầu - không giống như cắt giảm khí thải nhà kính - mang lại những lợi ích của riêng nó. Một nền kinh tế thế giới được tạo thành từ các quốc gia theo đuổi các lợi ích quốc gia của riêng minh có thể không bị siêu toàn cầu hóa nhưng nhìn chung nó sẽ là một nền kinh tế mở.
Chắc chắn, nền kinh tế toàn cầu cần một số những quy tắc giao thông nơi có những hiệu ứng lan tỏa xuyên biên giới rõ ràng. Tuy nhiên sự cân bằng giữa đặc quyền quốc gia và các quy tắc quốc tế phải dựa trên thực tế chính trị. Nếu chúng ta đổi hướng quá xa với sự quản trị toàn cầu, chúng ta sẽ kết thúc với những quy tắc vô nghĩa chắc chắn sẽ bị coi thường.
Tác giả: DANI RODRIK* (TUYẾN NGUYỄN DỊCH)
______________
* Dani Rodrik là Giáo sư Kinh tế chính trị học tại trường Chính phủ John F. Kennedy thuộc trường đại học Harvard và là tác giả của cuốn One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth (tạm dịch: Một Kinh tế học, Nhiều phương pháp: Toàn cầu hóa, Các tổ chức và Tăng trưởng kinh tế).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét